Chào mừng bạn ghé thăm Website Trường THCS Sào Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

TIÊU ĐIỂM

❤️Chào mừng 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/1931-26/3/2024❤️

         

Hội trại tháng 3

         

LIÊN ĐỘI SÀO NAM - TÂY HỒ KẾT HỢP TỔ CHỨC SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG ĐỊNH KÌ NĂM HỌC 2023-2024 CHỦ ĐỀ : YÊU SAO YÊU ĐỘI 🌟🌟🌟🌟🌟🌟🌟🌟🌟

         

🌿Trường THCS SÀO NAM: Tuyên truyền phòng chống ma tuý và bạo lực học đường- vì một môi trường an toàn, lành mạnh🌿

         

🍀🍀🍀Thực hiện chương trình công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi năm học 2023-2024. 🍀🍀

         

🏵️ Mỗi tuần 01 câu chuyện đẹp, 01 cuốn sách hay, 01 tấm gương sáng 🏵️

         
 

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN

  TRANG NHẤT  GÓC GIÁO VIÊN

  Bản tin cập nhật ngày 08/10/2015 (GMT+7)

Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
Theo thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT ngày 22/10/2009 hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông thì có những điểm sau:

MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GV

Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
Theo thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT ngày 22/10/2009 hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông thì có những điểm sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (sau đây gọi chung là giáo viên trung học) bao gồm: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học; đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là Chuẩn).
2. Quy định này áp dụng đối với giáo viên trung học giảng dạy tại trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 2. Mục đích ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
1. Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học.
3. Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học.
4. Làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.
Điều 3. Trong văn bản này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :
1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Tiêu chuẩn là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn.
3. Tiêu chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.
4. Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí.
Chuẩn gồm 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí.

Chương II
CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị
Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.
2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp
Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.
3. Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh
Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.
4. Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp
Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
5. Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
1. Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục
Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
2. Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục
Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học
1. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học
Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
2. Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học
Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.
3. Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học
Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.
4. Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học
Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.
5. Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học
Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.
6. Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập
Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.
7. Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học
Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
8. Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Điều 7. Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục
1. Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục
Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
2. Tiêu chí 17. Giáo dục qua môn học
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng.
3. Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.
4. Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội... theo kế hoạch đã xây dựng.
5. Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục
Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.
6. Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.
Điều 8. Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội
1. Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng
Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.
2. Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội
Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
Điều 9. Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp
1. Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện
Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.
2. Tiêu chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục
Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục.

Chương III
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN THEO CHUẨN
Điều 10. Yêu cầu của việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn
1. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương.
2. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn phải căn cứ vào kết quả đạt được thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn được quy định tại Chương II của văn bản này.
Điều 11. Phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên
1. Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số nguyên; nếu có tiêu chí chưa đạt 1 điểm thì không cho điểm.
Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100.
2. Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, thực hiện như sau:
a) Đạt chuẩn :
- Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.
- Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.
- Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn.
b) Chưa đạt chuẩn - loại kém: Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm.
Điều 12. Quy trình đánh giá, xếp loại
Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn được tiến hành trình tự theo các bước:
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 1);
Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 2 và 3);
Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 4); kết quả được thông báo cho giáo viên, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên
1. Đánh giá, xếp loại giáo viên được thực hiện hằng năm vào cuối năm học.
2. Đối với giáo viên trường công lập, ngoài việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn còn phải thực hiện đánh giá, xếp loại theo các quy định hiện hành.
Điều 14. Trách nhiệm của các nhà trường, địa phương và bộ ngành liên quan
1. Các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học tổ chức đánh giá, xếp loại từng giáo viên trung học theo quy định của Thông tư này; lưu hồ sơ và báo cáo kết quả thực hiện về các cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
2. Phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với các trường trung học cơ sở, trường phổ thông có hai cấp học tiểu học và trung học cơ sở; báo cáo các kết quả cho ủy ban nhân dân cấp huyện và sở giáo dục và đào tạo.
3. Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với các trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có cấp trung học phổ thông; báo cáo các kết quả cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý các trường có cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện Thông tư này và thông báo kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên trung học về Bộ Giáo dục và Đào tạo./

Quay lại In bản tin Gửi bản tin cho bạn  

 CÁC TIN LIÊN QUAN:

Học sinh Trường THCS Sào Nam vui tết trung thu (05/02)
HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRƯỜNG THCS SÀO NAM NĂM HỌC 2019 – 2020 (28/09)
Sinh hoạt cụm chuyên môn Mĩ Thuật bậc THCS Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hải Châu (16/03)
Phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2019” (03/10)
Hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT (08/10)
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức tại thành phố Đà Nẵng (20/04)
Quy định mới về thi tuyển công chức (20/04)

 

Xem tin ngày:

 

TÌM KIẾM THÔNG TIN

Nhập từ khoá cần tra cứu

Chọn:

   

XEM LỊCH

 

LIÊN KẾT NHANH

 
Văn bản   Tham luận
     
 

Thời khoá biểu   Lịch công tác
     
 
Giáo án   Phần mềm
     

LIÊN KẾT WEBSITE

THÔNG TIN ONLINE

Số lần đã truy cập: 2071473

  Đang truy cập: 71

 Trang thông tin điện tử trường THCS Sào Nam

Địa chỉ: 52 Lê Hồng Phong, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0511.3897808

 

Thiết kế bởi Phạm Đức Tuấn